Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng 7.09 điểm, đạt mức 997.84 điểm; chỉ số HNX-Index dừng tại tham chiếu với 104.77 điểm. Độ rộng thị trường khá cân bằng với 301 mã tăng và 291 mã giảm điểm. Sắc xanh mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 21 mã tăng, 8 mã giảm và 1 mã đứng giá.
Tưởng chừng như lực cung sẽ tiếp tục kìm hãm đà tăng của VN-Index như trong phiên sáng, tâm lý nhà đầu tư như được làm mới bởi sau khi phiên chiều mở cửa, các Large Cap thị trường đã khởi động lại “động cơ” và tiếp tục “chạy”, đặc biệt là các mã VCB, VHM, VIC, VRE. Cụ thể, VCB là mã tăng 2.35% VIC, VHM và VRE cùng tăng quanh 1%. Khối ngoại đã có công lớn trong việc đẩy các mã này leo dốc, đặc biệt là VRE.
Trong khi đó ở chiều giảm điểm, các mã REE, HPG, PPC… tạo ra lực cản nhẹ cho thị trường.
Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí và ngân hàng phiên hôm nay có diễn biến khá tích cực khi sắc xanh đều lan tỏa trên cả hai nhóm này. Cụ thể tại nhóm dầu khí dẫn đầu là PVD tăng 2.2%, GAS và PVS tăng quanh 1%. Nhóm ngân hàng tiêu biểu là ông lớn VCB tăng mạnh hơn 2% và khối ngoại trở lại mua ròng hơn 220 triệu đơn vị tại cổ phiếu này, tiếp đến là VPB tăng 2.3%, HDB, TCB tăng quanh 0.5%.
Nhóm ngành bất động sản hôm nay không mấy tích cực khi hầu hết các mã đều chìm trong sắc đỏ hoặc dao động quanh tham chiếu. Các mã giảm điểm như CEO, DRH, DIG, IDI,… đều giảm quanh 1%. Ở chiều tăng chỉ có vài mã điển hình như VHM, NVL, DXG, SDI tăng trung bình 1%. Diễn biến tương tự cũng xuất hiện trên các cổ phiếu nhóm ngành sắt thép.
Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 4,200 tỷ đồng, cao hơn giá trị giao dịch của 3 phiên trước, đồng thời tăng 20% so với phiên giao dịch hôm qua. Điều này phần lớn là do sự gia tăng ở giao dịch khớp lệnh khi trên sàn HOSE có hơn 152 triệu cổ phiếu được khớp, cho giá trị hơn 3,400 tỷ đồng, tăng 10% so với phiên trước. Với sự ủng hộ của dòng tiền, kỳ vọng chỉ số bứt phá khỏi mốc 1,000 điểm là hoàn toàn có cơ sở.
Ngành sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 5.78%. Ngược lại sản xuất da dụng là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 0.76%.
Khối ngoại bán ròng gần 18 tỷ đồng trên sàn HOSE và gần 2 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở các cổ phiếu MSN và VRE trên sàn HOSE. VCS là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX với giá trị hơn 3 tỷ đồng.
14h00: Tiếp đà leo dốc
Các chỉ số thị trường leo dốc trở lại trong đầu phiên chiều, với VN-Index tăng gần 5 điểm.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 265 mã tăng điểm và 296 mã giảm điểm. Sắc xanh mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 19 mã tăng, 7 mã giảm và 4 mã đứng giá.
SSI hiện là điểm sáng nhất trong nhóm chứng khoán khi bất ngờ bứt phá 2% với lượng thanh khoản lớn trong phiên chiều nay.Theo góc nhìn kỹ thuật, cổ phiếu đã cho điểm mua vào phiên ngày 13/09/2019 và thực sự bứt phá sau khi test về mốc tạo bởi cây nến này. Hiện tại, nhiều khả năng đà tăng của SSI sẽ còn được giữ vững cho tới khi giá tiến tới kiểm định đáy cũ tháng 07/2018. SHS, VND cũng là những mã bật tăng hơn 2%, đồng thời cũng đang trong quá trình hồi phục sau 1 xu hướng giảm dài hạn. Trong khi đó, MBS, SBS, TVB, BVS điều chỉnh hơn 1%.
Số mã tăng hơn 1% trong rổ VN30 là 8 mã, với VCB và VHM là bộ đôi có ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index. Các mã VIC, GAS tuy chỉ hiện sắc xanh nhẹ cũng góp phần lan tỏa sự tích cực tới thị trường. Khối ngoại đang mua ròng hầu hết các mã này. Ở chiều ngược lại, sắc đỏ trên ROS, BHN, TPB không có ảnh hưởng mấy tới thị trường.
Nhóm phát diện hiện khá phân hóa trong phiên chiều nay. PPC, BSA, BTP ngụp lặn dưới mốc tham chiếu, còn mã GEG sau khi đã được chuyển sàn đã bất đầu giao dịch theo xu hướng đi ngang trong vùng 27,000-29,000. POW hiện là điểm nhấn trong nhóm này với mức thanh khoản đột biến và đà tăng hơn 2%. Tuy nhiên, với động thái liên tục xả hàng mạnh mỗi khi cổ phiếu có sự phục hồi của khối ngoại, khả năng giá có bứt phá là khá thấp, song việc tham gia “bắt đáy” cổ phiếu trong thời điểm hiện tại là hoàn toàn có thể cân nhắc theo góc nhìn kỹ thuật.
Công nghệ thông tin hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 1.36%. Ngược lại, sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 0.96%.
Phiên sáng: Xanh chủ yếu nhờ Large Cap rổ VN30
Sắc xanh của VN-Index tuy có thu hẹp nhưng vẫn giữ được sự tích cực khi kết phiên sáng. Tuy nhiên, sắc xanh này chủ yếu từ đà tăng của các mã trong rổ VN30.
Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng 2.72 điểm, đạt mức 993.47 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.05% và đạt mức 104.72 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 241 mã tăng điểm và 277 mã giảm điểm. Sắc xanh mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 17 mã tăng, 10 mã giảm và 3 mã đứng giá.
Ba trụ chính của thị trường trong phiên sáng nay chính là ba “ông lớn” của mỗi ngành, cụ thể là GAS, VIC và VCB và cả ba hiện đóng góp gần 1 điểm vào sắc xanh của VN-Index. Các mã VHM, SAB, MSN cũng góp phần lan tỏa sự tích cực tới thị trường. Ở chiều ngược lại, VNM là tác nhân chính ảnh hưởng tiêu cực tới chỉ số này.
Sau một thời gian dài giao dịch giằng co, sự kiên nhẫn của nhà đầu tư đã hết trên LMH khi mã này sụt giảm mạnh gần 5%. Theo góc nhìn kỹ thuật, vùng quanh 14,500 đồng sẽ là hỗ trợ của giá trong những phiên tới. Nếu giá rơi khỏi vùng này thì vùng quanh mốc 13,500 đồng sẽ là hỗ trợ tiếp theo. Một điều tương tự cũng đang diễn ra với AAA.
Diễn biến nhóm thủy sản khá bi quan trong phiên sáng nay, dẫn đầu là đà giảm hơn 2% của CMX, TS4, AAM, còn MPC, ACL điều chỉnh gần 2%. ANV gần như là điểm sáng duy nhất trong nhóm với sắc xanh hơn 1% cùng mức thanh khoản ấn tượng. Theo góc nhìn kỹ thuật, giá đã bứt phá khỏi kênh đi ngang trong 2 tháng qua và hiện đang test hội tụ các đường SMA dài hạn. Nếu giá vượt được ngưỡng này thì nhiều khả năng một nhịp tăng mới sẽ trở lại với cổ phiếu.
Nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng không khá khẩm hơn là mấy khi sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế tại nhóm này, song sắc đỏ mạnh thì hiện không còn. IDV, HPI, SNZ, BCM, IDC là những gương mặt điều chỉnh hơn 1%, còn TIP, D2D, VC3, SZL lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. ITA là điểm nhấn trong nhóm với sắc xanh hơn 1% cùng mức thanh khoản ổn.
Bán lẻ hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 1.68%. Ngược lại, khai khoáng hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 0.91%.
Khối ngoại bán ròng hơn 10 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 2 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở các cổ phiếu VRE và POW trên sàn HOSE. VCS hiện đang là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.
10h30: Bứt phá bất ngờ
Nhóm Large Cap và ngân hàng cùng nhau khởi sắc, qua đó giúp VN-Index tăng hơn 5 điểm.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 226 mã tăng và 232 mã giảm điểm. Sắc xanh hiện chiếm ưu thế trong rổ VN30 khi cả rổ có 20 mã giảm, 8 mã tăng và 2 mã đứng giá.
Đà tăng của nhóm Large Cap dẫn đầu là ông lớn ngành ngân hàng VCB, theo sau là VHM và GAS đã tác động khá tích cực vào đà tăng của VN-Index khi đóng góp gần 2.5 điểm vào sắc xanh cho chỉ số. Ở chiều giảm điểm, VNM hiện đang giảm nhẹ 0.2% do áp lực chốt lời sau những phiên tăng mạnh vừa qua, ROS giảm gần 2%,… tạo ra lực cản nhẹ lên đà tăng của thị trường.
Bộ đôi cổ phiếu ngành hàng không là VJC và HVN có diễn biến khá trái chiều. Cụ thể, VJC giảm 0.2% và đang trong giai đoạn điều chỉnh, HVN tăng nhẹ và đi ngang trong những phiên gần đây. Cả hai mã này đều đang dao động quanh các ngưỡng hỗ trợ của mình.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hiện đang giao dịch khá tích cực khi mà sắc xanh hiện diện trên phần lớn trong nhóm này. Cụ thể, VCB và VPB hiện đang tăng hơn 1.3%, BID, MBB, CTG nhích nhẹ quanh 0.2%. Nhóm chứng khoán cũng đang có diễn biến tương tự.
FTM bất ngờ kết thúc chuỗi rơi 31 phiên của mình trong phiên sáng nay khi đã có lực cầu giúp khớp hơn triệu cổ phiếu được đặt ở giá sàn, đồng thời đẩy giá lên mức trần trong tình trạng trắng bên bán. Điều băn khoăn ở đây là liệu tới phiên T+3, tình trạng này có còn được giữ vững?
Tiện ích hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.24%. Ngược lại, sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.99%.
Tăng nhẹ đầu phiên
Sắc xanh trên nhóm trụ của thị trường tạo động lực giúp chỉ số VN-Index tăng gần 1 điểm sau phiên ATO.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 208 mã tăng và 118 mã giảm điểm.
SAB hiện là trụ chính trên thị trường và đóng góp gần 0.6 điểm vào VN-Index, theo sau đó là các mã VIC, GAS, VCB, VNM. Ở chiều ngược lại, VHM, PLX, ROS là những tác nhân chính kìm hãm đà tăng của chỉ số.
FTSE Russell cũng đã công bố đánh giá phân hạng thị trường kỳ tháng 9/2019. Theo đó, thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên (Frontier Markets) lên thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emerging Markets). Điều này tuy đã được dự báo trước bởi nhiều chuyên gia từ các công ty chứng khoán, song cũng đôi phần ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư.
Nhóm dầu khí mở cửa khá tích cực với sắc xanh hơn 1% đến từ PVD, PVS, BSR. Sau phiên bứt phá hơn 7% vào tuần trước, BSR đã liên tiếp sụt giảm và rớt về hỗ trợ là middle của Bollinger Bands và hiện đang rung lắc trên đường này.
Dịch vụ lưu trú, ăn uống giải trí hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.03%. Ngược lại, khai khoáng hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.69%.
Lý Hỏa
FILI